TÍNH NHÂN VĂN CỦA KHAI THÁC TỔ YẾN VÀ NUÔI YẾN

1. KHAI THÁC TỔ YẾN NHÂN VĂN

1.1 Dọn dẹp để chim xây tổ mới

  • Theo tập tính của loài chim yến, trong mùa sinh sản chim trống và chim mái bắt đầu xây tổ, mỗi lần sắp đẻ trứng chim Yến xây 1 tổ mới hoàn toàn. Nó không dùng tổ cũ lần trước để đẻ trứng.
  • Trong trường hợp còn tổ cũ của lần đẻ trứng trước, Nếu như còn khoảng không ngay bên cạnh tổ cũ, chim trống và chim mái làm tổ ngay cạnh đó. Nếu không còn khoảng không an toàn bên cạnh, chim sẽ làm tổ mới chồng lên chính cái tổ cũ lần trước hoặc bay đi chỗ khác làm tổ mới. Tuyệt nhiên, Yến không dùng lại tổ cũ để đẻ trứng.
  • Do đó, tổ cũ hoàn toàn vô nghĩa với chim Yến ở lần sinh sản tiếp theo. Thậm chí, nó chiếm diện tích làm mất chỗ làm tổ yêu thích mà chim đôi chim với chồng đã lựa chọn ngay từ đầu buộc chúng phải xây chồng lên hoặc phải bay đi tìm một chỗ yêu thích, an toàn mới.

Như vậy, việc con người hái tổ là dọn dẹp lại vị trí để chim yến tiếp tục xây tổ mới chuẩn bị cho mùa sinh sản ngay chính trên vị trí yêu thích.

1.2 Kỹ thuật lấy tổ để đảm bảo cho sự nhân đàn của chim Yến

  • Mỗi năm chim đẻ trứng 03 lần, mỗi lần cách nhau 4 tháng. Khi Chim yến đẻ trứng, nở thành con và chờ chim con lớn lên ra ràng bay đi người ta mới lấy tổ.
  • Không có chuyện con người độc ác vứt chim con để lấy tổ Yến theo như câu chuyện hư cấu không có căn cứ, đặc biệt không bao giờ xảy ra với các chủ nhà yến. Bởi vì, nếu vứt chim con đi chỉ để lấy 1 tổ yến thì làm sao có sự nhân đàn, sinh sôi đàn yến ngày càng đông được. Làm như vậy, khác nào các chủ nhà yến hay các cơ quan được cấp thẩm quyền khai thác tổ yến đảo tại khu vực bóp chặt nguồn lợi của mình. Chim con sau khi trưởng thành bay đi kết bạn thì hầu như quay trở về chính gần tổ bố mẹ xây trước đó tiếp tục làm tổ và đẻ trứng, cứ thế đàn chim ngày càng đông, sinh sôi, nảy nở. Bởi thế, thông thường 1 nhà nuôi yến phải đến năm thứ 3 mới có lãi vì sự nhân đàn của chim yến.

    2. XÂY NHÀ YẾN LÀ VIỆC LÀM NHÂN VĂN

    2.1 Con người tạo nên môi trường sống an toàn, lý tưởng cho chim yến

Cũng như bao loài khác, chim Yến cũng cần nơi trú ngụ, mái nhà an toàn để sinh con, đẻ cái. Thiên nhiên với bao nhiêu nguy hiểm rình rập của thiên tai: nắng, gió, bão, mưa, lũ lụt; với những thiên địch của loài Yến như: Cú mèo, cú heo, dơi, Rắn, chuột. Việc xây nhà Yến để chim về ở cách ly hoàn toàn thiên địch, thiên tai tạo nên môi trường sống lý tưởng cho chim Yến sinh sống và phát triển đàn.

  • Bảo vệ chim con, bảo vệ sự an toàn cho đàn chim yến, tạo môi trường thoải mái, yêu thích để chim yến ở lại gắn bó lâu dài qua các thế hệ chim đó mới là thành công của chủ Nhà Yến.

2.2 Giữa con người và chim yến có sự trao đổi giá trị, sự đền đáp cao đẹp.

Con người đầu tư chi phí, công sức để xây nhà yến, mời gọi, dẫn dụ chim yến về làm tổ, tạo môi trường an toàn, thoải mái để Yến gắn bó lâu dài với nhà yến đó. Chim yến trước đây ở chỉ ở ngoài đảo xa – những nơi thiếu điều kiện môi trường lý tưởng và bị các động vật săn mồi khác hãm hại, chống chọi với thiên tai khắc nghiệt. Ngày nay, với khoa học kỹ thuật phát triển,  con người nghiên cứu các tập quán, sở thích của Yến để tạo cho chúng những ngôi nhà an toàn để trú ngụ và lý tưởng để chúng phát triển giống nòi, bảo tồn được loài chim yến tốt hơn. Chim Yến cám ơn con người vì điều đó. Và chúng đền đáp cho con người những tổ yến mà nó không dùng nữa. Còn con người nhận lại được những tổ Yến quý rất nhiều dưỡng chất là tặng phẩm thừa của chim yến, của tạo hóa mà không làm nguy hại đến Yến, không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của loài chim yến. Đó là một cuộc trao đổi giá trị cao đẹp giữa loài chim Yến và con người. Nó giống như câu chuyện cổ tích cây khế ăn quả trả cục vàng vậy.

3. YẾN HUYẾT, YẾN HỒNG LÀ GÌ

  • Huyết yến (tổ Yến màu đỏ) hay yến hồng (tổ có màu hồng) là do sự tương tác giữa các thành phần trong nước bọt của chim yến với các khoáng chất tự nhiên như sắt, canxi, magie… trên vách đá hang động dưới tác động của môi trường tự nhiên, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.  Như vậy yến huyết hay yến hồng là thành phẩm của quá trình lên men hữu cơ tự nhiên.
  • Theo các nghiên cứu, khi phân tích các thành phần tổ yến huyết không có chứa các hồng cầu và những phức chất hem của máu sinh vật sống. Hơn nữa, trênThực tế là máu khi ngoài không khí, đông cứng lại thì có màu đen, còn yến Huyết, yến hồng có màu đỏ, hồng tươi và rất đẹp mắt. Vì vậy, tổ yến huyết, yến hồng không phải do chim Yến nhổ máu làm nên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi trực tiếp
Messenger
Chat trên Zalo
Chúng tôi ở đây và luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý khách :)